Chuyển đến nội dung chính

Hiểu đúng và đủ về bệnh rụng tóc hình vành khăn ở trẻ

rụng tóc hình vành khăn

Bệnh rụng tóc không chừa bất cứ độ tuổi hay giới tính nào, cả kể từ bé 2-3 tháng tuổi. Rụng tóc ở trẻ nhỏ có thể báo hiệu bé đang bị thiếu chất hoặc bị mắc một bệnh nào đó. Chính vì vậy khiến bạn rất lo lắng, đặc biệt là khi bé bị rụng tóc hình vành khăn. Tuy nhiên bạn nên phân biệt hiện tượng rụng tóc sinh lý và rụng tóc hình vành khăn do trẻ thiếu Vitamin D – dấu hiệu của bệnh còi xương.

1. Rụng tóc trẻ sơ sinh

Là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng. Hầu hết trẻ thường bị rụng tóc trong sáu tháng đầu tiên. Nguyên nhân là do lúc mới sinh tóc của bé đang ở giai đoạn mọc tóc . Sau một thời gian ngắn do sự thay đổi của các hoocmon nội tiết mà bé được mẹ truyền trong bào thai, tóc của bé chuyển sang giai đoạn rụng tóc.

Một số em bé khi sinh ra đã có rất nhiều tóc, một số lại hoàn toàn “trọc lốc”. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con rụng tóc, ít tóc. Những sợi tóc rụng xuất hiện trên gối và nôi của bé luôn khiến các bà mẹ “mất ăn mất ngủ” và nghĩ rằng con đã có dấu hiệu của bệnh còi xương, thiếu canxi. Điều này chưa hẳn đúng.

2. Phân biệt hiện tượng rụng tóc sinh lý và rụng tóc hình vành khăn do trẻ thiếu Vitamin D

Rụng tóc không do bệnh

Nếu bạn nhận thấy tóc bé rụng theo từng mảng làm hói cả một khoảng, đặc biệt có hình “vành khăn” sau đầu thì hãy quan sát tư thế những khi bé hoạt động hay ngủ. Nếu bé luôn ngủ ở một vị trí hoặc có xu hướng ngồi tựa một phần đầu nhất định vào vai ghế phía sau, bé có thể bị rụng tóc ở khu vực mà bé hay cọ xát nhiều nhất. Tình trạng rụng tóc này ở sơ sinh sẽ thấy rõ nhất lúc khoảng 3-6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh chưa biết ngồi, lẫy sẽ thường xuyên phải nằm và cọ đầu vào gối, khăn. Chính điều này đã khiến những chân tóc của trẻ yếu dần và rụng xuống. Từ 6 tháng đến 1 tuổi, đa số các bé sẽ dần dần biết lật, trườn, bò…vì vậy giai đoạn này sẽ thấy bớt rụng tóc.

Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn do thiếu Vitamin D



Khi trẻ bị hiện tượng rụng tóc quanh đằng sau đầu theo hình vành khăn (hoặc rụng rất nhiều tóc thành từng mảng quanh đầu) kèm theo các dấu hiệu sau: Bé ngủ không sâu giấc, giật mình, quấy khóc nhiều, ban đêm đổ nhiều mồ hôi (nhiều mồ hôi trộm). Thì đó mới là dấu hiệu của bệnh còi xương, mà nguyên nhân dẫn đến là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Tình trạng này không những xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng mà trẻ mập mạp cũng có thể mắc phải. Nhiều bé còi xương không bị thiếu canxi mà phần lớn do thiếu vitamin D.

3. Điều bạn cần làm là: Bổ sung vitamin D cho bé

Để cải thiện tình trạng này bạn có thể cho bé bổ xung thêm một trong 2 cách sau:
Cho trẻ uống Aquadetrim (VITAMIN D3)
Vitamin D3 là chất chống còi xương. Chức năng quan trọng nhất của vitamin D là điều khiển chuyển hoá canxi và phosphat cần thiết cho sự tạo khoáng và phát triển của bộ xương.Vitamin D3 là dạng tự nhiên của vitamin D có trong động vật và người. So với D2 thì vitamin D3 có đặc tính ưu việt hơn do hoạt tính tác dụng lên ruột, thận và hệ xương cốt.

– Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, cho uống 5 giọt/ngày, cho trẻ uống vào buổi sáng (tránh uống tối do D3 gây khó ngủ). Sau 2 tuần sẽ thấy cải thiện rõ dệt, các khu vực rụng tóc sẽ có dấu hiệu mọc tóc trở lại. Sau 4 tuần uống giảm xuống 4 giọt/ngày. Sau 6 tuần cho bé uống 2-3 giọt/ngày, cho uống tới khi trẻ được 18 tháng.
Lưu ý: Không pha chung vitamin D 3 dạng nước với sữa, vì ở dạng này vitamin D3 có vị cay cay sẽ khiến trẻ khó uống khi pha chung vào sữa.

– Hoặc sử dụng vitamin D liều cao 200.000UI dành cho trẻ từ 6 đến 18 tháng, cứ 6 tháng cho trẻ uống 1 liều.
Ngoài ra cũng cần bổ sung vitamin D cho cháu qua những bữa ăn hàng ngày với những thực phẩm như: lòng đỏ trứng gà, gan lợn, sữa, tôm, cua, các loại đậu đỗ…

– Để vitamin D được hấp thu tốt hơn thì trong khấu phần ăn của cháu bạn cần cho thêm một chút dầu/mỡ. Và một việc nên làm nữa là cho cháu tắm nắng hàng ngày 15 – 20 phút

Để chống còi xương cho trẻ một cách lâu dài, bạn có thể thực hiện :
• Phơi nắng sớm mỗi sáng 20 phút cho bé
• Bú đủ 1200 – 1400ml sữa mẹ, nếu thiếu sữa mẹ, bạn cho bé bú dặm thêm sữa.
• Bé cần ngủ được 10 – 11 tiếng ban đêm

Nếu sau 2 tháng mà tình hình rụng tóc ở trẻ vẫn không được cải thiện, tóc chưa mọc ra lại, trẻ vẫn tiếp tục ra mồ hôi trộm, ngủ không ngon giấc, thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cụ thể như định lượng sắt huyết thanh, Ferritin trong máu, đo nồng độ canxi trong máu để xác định hàm lượng cần bù cho bé chính xác hơn hoặc tìm ra các bệnh lý khác ở trẻ như thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh về chuyển hóa…

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ sẽ không bị thiếu vitamin và khoáng chất. Chỉ trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật…trẻ mới có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất.

Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, dễ gây xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não. Thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương, thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da, thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu…

Nếu bé nhà bạn không may rơi vào nhóm trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất, thì bổ sung các chất này cho trẻ là việc làm cần thiết. Việc bổ sung vitamin – khoáng chất cho trẻ cần phải thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ, vì nếu dùng chúng một cách tùy tiện và quá liều thì cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bất kỳ thuốc chữa bệnh nào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ rụng tóc hình vành khăn là dấu hiệu của bệnh còi xương?

Khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị rụng tóc theo hình vành khăn (tóc rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu), các bậc cha mẹ nên nghi ngờ trẻ bị bệnh còi xương, do rụng tóc hình vành khăn là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh. Sau đây tổng hợp các tư vấn của bác sĩ về hiện tượng này, mời các bậc phụ huynh tham khảo. Bé sơ sinh 3 tuổi bị rụng tóc hình vành khăn Bé nhà mình sinh ra tóc rất dài, đến khoảng gần 3 tháng thấy tóc dài bất tiện nên mình đã cắt cho con (cắt bằng kéo thường thôi). Khi cắt xong thấy đằng sau gáy bị loang lổ, cứ có những khoảng bị thưa, trơn tru gần như không có tóc. Đến nay hơn 4 tháng, tóc trên đỉnh và đằng trước đã đua nhau mọc, nhưng tóc đằng sau gáy vẫn ‘dậm chân tại chỗ’. Bà nội nhìn thấy chiếc đầu ‘nhom nhem’ của cháu thì an ủi “Bé bị rụng tóc vành khăn rồi, nhưng không nên lo lắng, chỉ cần cho con ra phơi nắng và bổ sung canxi là ổn”. Nhưng mình vẫn cứ thấy bất an. Mình nên làm gì? Trả lời của chuyên gi